Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Trị bệnh run tay chân ở người trẻ

Hội chứng run tay chân ở người trẻ xuất hiện không so chủ ý của khổ chủ, triệu chứng không chỉ có khi mắc một số bệnh lý mà ngay cả người khỏe mạnh, người trẻ tuổi cũng bị. Chúng được chia thành 2 nhóm chính, bị run sinh lý khi dấu hiệu run rẩy tay chân đột ngột và biến mất nhanh chóng sau đó, gặp phải khi cơ thể mệt mỏi, thay đổi thời tiết hoặc cảm xúc thông thường. 

Bị run bệnh lý khi thấy tần suất các cơn run tăng lên nhiều lần, mức độ nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Một số nguyên nhân gây bệnh run chân tay

– Cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, nhất là các nhóm vitamin, khoáng chất.

– Bị chấn thương tại não (do sốt cao, rối loạn thoái hóa có di truyền, chứng bệnh đa xơ cứng,…)

– Hội chứng rối loạn thần kinh thực vật: đây là nguyên nhân phổ biến nhất.

– Do người bệnh thường xuyên dung nạp các loại chất kích thích, chất gây nghiện như thuốc lá, bia rượu, cà phê,…

– Bị nhiễm chất độc (thủy ngân hoặc chì) nặng dẫn đến tổn thương ở hệ thần kinh, quá trình chuyển hóa.

– Do nồng độ hormone ở tuyến giáp tăng nhanh.

Trị bệnh run tay chân ở người trẻ
Trị bệnh run tay chân ở người trẻ


Cách điều trị bệnh run tay chân ở người trẻ

Trước hết cần xác định chứng run chân tay thuộc nhóm sinh lý hay bệnh lý. Bạn khó có thể biết được điều này mà cần đến bệnh viện chuyên khoa thần kinh. Bệnh nhân trình bày tất cả các triệu chứng nghi ngờ và nói rõ tiểu sử bệnh tình ở quá khứ. Tiếp đến cần tiến hành xét nghiệm (có thể là xát nghiệm nước tiểu, máu,…), chiếu chụp lấy hình ảnh nếu cần thiết. Sau khi biết rõ bệnh nhân mắc bệnh gì bấc sĩ sẽ kê thuốc, hướng dẫn liệu trình điều trị cụ thể. Chữa đau Khớp ở đâu http://coxuongkhoppcc.com/chua-dau-khop-o-dau.html

Một trong những vấn đề hay gặp ở đối tượng trẻ tuổi hiện nay chính là tình trạng stress nghiêm trọng. Gánh nặng đến từ nhiều phía, từ công việc đến các mối quan hệ ngoài xã hội, gia đình, bạn bè… Hậu quả là đau nhức đầu ập đến, mất ngủ triển miên là liên tục bị run tay chân. Để khắc phục các bạn hãy thực hiện những điều sau:

Nếu tâm lí bị đề nén, lo âu tăng cao thì mức độ run rẩy ở tay chân càng cao. Bạn cần có biện pháp khắc phục cho riêng mình như tạm ngưng mọi công việc, tìm những nơi tạo niềm vui như khu giải trí, nghe nhạc, đọc sách,… Nên suy nghĩ lạc quan, có lối sống tích cực.

Người bị run tay chân nên chú ý đến hàm lượng chất dinh dưỡng trong bữa ăn, cần bổ sung nhiều hơn các nhóm chất, vitamin như magie, vitamin B,D.

Tập dưỡng sinh, yoga hoặc bất cứ hoạt động nào bạn yêu thích. Vận động cơ thể sẽ làm tăng lượng máu lên não giúp hệ thần kinh khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái và còn tăng sức bền cho cơ bắp.

Tránh xa các nhóm chất có hại cho cơ thể như rượu bia, thuốc lá, nên hạn chế các loại thực phẩm đóng hộp, thức ăn làm sẵn nhiều hóa chất như lạp xưởng, thịt xông khói, xúc xích,… Nếu được bác sĩ hướng dẫn các biện pháp trị liệu vật lý hoặc những động tác khắc phục bạn nên kiên trì thực hiện theo mỗi ngày.

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Cách làm giảm đau lưng cho dân văn phòng

Hãy chắc chắn rằng màn hình của bạn phải ở độ cao thoải mái để bạn có thể nhìn thẳng về phía trước, với đầu và cổ của bạn ở một vị trí tự nhiên -> giúp cho cổ bạn không căng thẳng. Bạn có thể mua một cái khung màn hình và treo nó trên tường, khung này sẽ cho phép bạn điều chỉnh chiều cao màn hình tự do và dễ dàng, nhưng bạn cần chọn một khung chất lượng tốt.

Xác định vị trí ghế. Chân của bạn cần được đặt thẳng trên sàn nhà khi ngồi ghế. Hãy chắc chắn rằng ghế của bạn đảm bảo làm giảm đau lưng cho dân văn phòng. Nếu mặt sau của ghế (phần lưng dựa) không được điều chỉnh một cách chính xác -> điều này sẽ làm bạn cảm thấy mệt mỏi và có thể gây cho bạn những cơn đau.

Bạn cần mua một khay bàn phím. Nếu bạn đang lo lắng vì chi phí nó quá cao, hãy suy nghĩ về những tác hại sau này. Tiền bỏ ra cho các vật lý trị liệu, thuốc giảm đau, chăm sóc chỉnh hình, gói băng, sưởi ấm tấm lót, nghỉ việc vì đau nhức hoặc thậm chí phẫu thuật ống cổ tay, có thể lớn biết bao nhiêu lần so với số tiền bạn bỏ ra để mua một một bàn phím chất lượng, để đảm bảo cho sức khỏe của bạn. Nếu bạn chọn một khay, bạn nên điều chỉnh nó để khuỷu tay của bạn ở góc 90 độ, cổ tay của bạn phải ở trong một vị trí thẳng và tự nhiên.

Nếu bạn đánh máy chậm một chút, điều này có thể giúp gia tăng sản phẩm của bạn. Đánh máy chậm sẽ giúp bạn khỏi phải sửa quá nhiều lỗi chính tả hay những điều quan trọng, và ít gây sốc cho các ngón tay và cổ tay của bạn. Khi bạn gia tăng tốc độ đánh máy của bạn, bạn sẽ làm việc khó khăn hơn, do sự căng thẳng trên tay của bạn và căng thẳng khi bạn quá tập trung vào tốc độ -> căng thẳng gây ra một thế trận, ảnh hưởng đến vai và đau đầu. Hãy nhớ rằng: với tốc độ thoải mái sẽ giúp bạn gây ít lỗi hơn và các cơ sẽ ít đau hơn.

Cách làm giảm đau lưng cho dân văn phòng
Cách làm giảm đau lưng cho dân văn phòng

Cân bằng thời gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi

Hãy nghỉ ngơi nhiều lần để phục hồi sức khỏe cho cơ thể bạn, bằng cách di chuyển và căng cơ. Khi bạn nghỉ giải lao thường xuyên, cơ thể của bạn khỏe khoắn hơn và làm cho đầu óc bạn linh hoạt hơn. Nếu bạn không thiết lập thời gian nghỉ ngơi đúng cách, cơ thể của bạn sẽ bị mệt mỏi vào cuối ngày, bạn làm việc sẽ không hiệu quả, lỗi nhiều hơn và cảm thấy đau ở các cơ. Cứ sau 1h làm việc bạn nên nghỉ ngơi từ 5-10ph, bằng cách: đứng lên, đặt 2 bàn tay lên phía trên trời và kéo dài, đi bộ xung quanh một chút, bạn có thể đi tắm, uống nước hoặc làm một việc gì khác.

Bạn đừng nên nghĩ rằng việc này mất khá nhiều thời gian của mình. Cách này là cách để bạn “thả con tép bắt con tôm đấy”. Vì sao khi nghỉ ngơi xong, tinh thần của bạn sẽ được thoải mái hơn, cơ thể của bạn cũng được phục hồi và bạn làm việc sẽ tỉnh táo và hiệu quả hơn. Mục tiêu của bạn là giữ một tốc độ ổn định và giữ cơ thể bạn được cân bằng. Mỗi vài phút, bạn hãy làm căng cơ một lần: bạn có thể kéo dài cánh tay của bạn ra 2 bên, nghiêng đầu sang bên trái rồi bên phải, nghiêng đầu về phía trước rồi phía sau hoặc bẻ cong từng đầu gối về phía ngực của bạn, giữ cho chúng kéo dài một hoặc hai giây .

Tập thể dục

Thành lập một thói quen tập thể dục thường xuyên, tập thể dục giúp cho xương khớp dẻo dai, đây là phương thuốc phòng bệnh thoái hóa khớp tốt nhất. Nếu bạn không thể tập thể dục hàng ngày, chỉ cần tập thể dục khi bạn có thể. Cho dù đó là một bài tập thở, vì có tập vẫn tốt hơn là bạn không tập. Mục tiêu của bạn không phải là giảm cân hay làm đẹp. Mà mục tiêu quan trọng ở đây là giữ cơ thể bạn hoạt động và làm việc tốt, tránh mệt mỏi và căng thẳng. 

Vì nếu như bạn đảm nhiệm một công việc mà thường xuyên ngồi trên bàn, chẳng hạn như là những công việc liên quan đến vi tính. Những công việc này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các cơ trên cơ thể bạn. Vì vậy các bài tập thể dục về căng cơ và di chuyển cơ thể là rất quan trọng đối với bạn.

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Chẩn đoán bệnh loạn dưỡng cơ

Nghiên cứu kỹ tiền sử gia đình về bệnh cơ có thể giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Ngoài nghiên cứu tiền sử gia đình và khám thực thể, bác sĩ có thể dựa vào các khám xét sau để chẩn đoán loạn dưỡng cơ:

Xét nghiệm máu: Các cơ bị tổn thương giải phóng enzym creatin kinase (CK) vào máu. Nồng độ CK trong máu cao gợi ý một bệnh cơ như loạn dưỡng cơ.

Ghi điện cơ: Một điện cực hình kim mảnh được xuyên qua da vào cơ để kiểm tra. Ðo hoạt động điện khi nghỉ ngơi và khi căng cơ nhẹ. Những thay đổi trong mô hình hoạt động điện có thể xác định bệnh cơ. Có thể xác định sự phân bố của bệnh dựa trên việc kiểm tra các cơ khác nhau.

Sinh thiết cơ: Một mẫu cơ nhỏ được lấy để phân tích trong phòng thí nghiệm. Việc phân tích này phân biệt loạn dưỡng cơ với các bệnh cơ khác. Các xét nghiệm đặc hiệu có thể xác định dystrophin và các chỉ báo khác có liên quan với những dạng loạn dưỡng cơ đặc trưng. Viêm đau khớp http://coxuongkhoppcc.com/viem-khop-goi.html

Xét nghiệm gen: Một số dạng loạn dưỡng cơ có thể được chẩn đoán bằng cách xác định gen bất thường thông qua phân tích mẫu máu.

Mất khả năng giãn cơ (tăng trương lực) là một triệu chứng chỉ gặp trong dạng loạn dưỡng cơ này. 

Chẩn đoán bệnh loạn dưỡng cơ
Chẩn đoán bệnh loạn dưỡng cơ


Loạn dưỡng cơ này này có thể xảy ra ở trẻ em, nhưng thường xảy ra ở người trưởng thành. Bệnh rất khác nhau về mức độ nặng. Cơ thường có cảm giác cứng sau khi vận động, như cầm nắm. Tiến triển của dạng loạn dưỡng cơ này này thường chậm. Ngoài tăng trương lực, những dấu hiệu và triệu chứng của loạn dưỡng cơ trương lực biểu hiện ở người lớn gồm:

Yếu các cơ xương ở cánh tay và cẳng chân, thường bắt đầu từ cơ chi xa nhất tính từ thân như cơ bàn chân, bàn tay, cẳng chân và cẳng tay.

Yếu các cơ đầu, cổ và mặt, làm cho mặt có vẻ ốm yếu, ủ rũ.

Yếu các cơ trơn đường hô hấp và thực quản. Cơ trơn đường hô hấp yếu làm giảm lượng oxy lấy vào và gây mệt mỏi. Các cơ thực quản yếu làm tăng nguy cơ nghẹn.

Ngất hoặc chóng mặt cho thấy bệnh cản trở dẫn truyền tín hiệu điện giúp duy trì nhịp tim bình thường.

Khó ngủ ngon buổi tối và buồn ngủ vào ban ngày, mất khả năng tập trung do tác động của bệnh lên não.

Yếu các cơ trơn của các tạng rỗng như cơ đường tiêu hóa và tử cung. Tùy vào bộ phận cơ nào của đường tiêu hóa bị ảnh hưởng mà bệnh nhân có thể bị nuốt khó, táo bón hoặc tiêu chảy. Thành tử cung bị yếu gây ra các biến chứng khi sinh đẻ.

►Xem thêm: Tê chân không phải

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Tê bàn chân phải có khác tê bàn chân trái không?

Thực tế, tê chân không phải là một loại bệnh, mà chỉ là triệu chứng biểu hiện ra của một số bệnh lý nguyên nhân khác. Về cơ bản, cơ chế hình thành chứng tê bì này là do các dây thần kinh ngoại biên tại vị trí bàn chân bị rối loạn chức năng cảm giác của mình do bị chèn ép, tắc nghẽn hoặc viêm. 

Triệu chứng này thông thường sẽ diễn ra ở một bên cơ thể, do tính chất phân bố đối xứng của hệ xương – khớp, hệ thần kinh và nhiều bộ phận khác. Hiếm khi bệnh xuất hiện đồng thời ở cả hai bên, và biểu hiện, tác động của chứng tê bì này là giống nhau ở mỗi bên. 

Như vậy tức là, dù là bị tê bàn chân trái hay bị tê bàn chân phải đi nữa, thì về cơ bản là chúng giống nhau. Một số người mô tả bị tê mu bàn chân phải hoặc trái, một số bị tê nửa bàn chân phải hoặc trái. Các biểu hiện này đều có nguyên nhân và cách chữa tương tự nhau.

Triệu chứng này thường biểu hiện khi cơ thể mắc các loại bệnh lý sau đây:

Viêm bao gân chân: bạn sẽ thấy các biểu hiện đi kèm khá đặc trưng, đó là sưng, nóng đỏ và đau tại gót chân, kèm triệu chứng tê bì.

Sự lưu thông máu bị tắc nghẽn: điều này xảy ra khi bạn giữ một tư thế quá lâu, chèn ép lên mạch máu, ví dụ ngồi xổm hay ngồi làm việc sai tư thế. Khi đứng dậy bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, đồng thời chân tê mất cảm giác tạm thời.

Đau dây thần kinh tọa: là hiện tượng dây thần kinh tọa (bắt đầu từ cột sống thắt lưng và kéo dài xuống đến ngón chân) bị chèn ép, viêm, dẫn đến những cơn đau mỏi, có thể đau dữ dội và tê bì. Trường hợp này dây thần kinh tọa có thể bị chèn ép bởi những bệnh lý tại cột sống thắt lưng, ví dụ như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống. 

Nếu chính xác là như vậy và bệnh phát triển đến chứng tê bì, khó kiểm soát vận động chi, mất thằng bằng khi đi lại thì người bệnh cần đi khám tại chuyên khoa xương khớp ngay để kiểm tra và điều trị kịp thời. Đây là giai đoạn phát triển khá nặng của bệnh.

Tê bàn chân phải có khác tê bàn chân trái không?
Tê bàn chân phải có khác tê bàn chân trái không?


Thoái họa sụn, gây nhiều sự bất thường ở hoạt động của khớp, gây chèn ép dây thần kinh và gây tê bì.

Lão hóa: các cơ quan bộ phận theo thời gian hoạt động bị hao mòn và kém chức năng dần, dễ xuất hiện nhiều chứng bệnh, trong đó có biểu hiện ra chứng tê bàn chân phải hoặc tê bàn chân trái.

Thiếu vitamin B12 khiến cho dây thần kinh bị giảm chức năng, hạn chế hoạt động tạo nên chứng tê bì.

Một số bệnh lý khác: xơ vữa động mạch, đa xơ cứng, thấp khớp, ung thư cột sống, tai nạn mạch máu não…

Tùy thuộc theo nguyên nhân chẩn đoán và xác định mà có thể áp dụng những hướng điều trị kết hợp khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất sẽ có các phương pháp:

Thuốc giảm đau và thuốc chống viêm không steroide. Vật lý trị liệu với các biện pháp: xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, xung điện, sóng siêu âm, laser… Thuốc dân gian với các bài thuốc đặc trị, áp dụng theo dạng nguyên nhân gây bệnh. Chú ý về vận động, tư thế và luyện tập thể dục.

Nhìn chung, chứng tê bàn chân trái hoặc tê bàn chân phải luôn đi kèm các biểu hiện khác để có thể xác định chính xác nguyên nhân và các dạng bệnh lý đang diễn ra trong cơ thể. Để chắc chắn hơn vè tình hình sức khỏe của mình, mỗi người nên tham gia khám bệnh định kỳ và lưu ý về các phương pháp phòng tránh.